Sáng ngày 4/7, UBND TP.Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 6 năm 2025. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được chủ trì phiên họp.
Theo Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Văn Được, tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP.Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm đạt khá, nếu không tính dầu thô thì đạt 7.4%, góp phần cho tăng trưởng chung cả nước. Tuy nhiên, vừa qua, Mỹ đã có thông tin chính thức về chính sách thuế quan, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế TP. “Với mức thuế này, liệu có ảnh hưởng đến GRDP quý 3, 4 của Thành phố hay không, liệu Thành phố có đạt được tăng trưởng 8.5% như chỉ tiêu Trung ương đã giao hay không?”, Chủ tịch Nguyễn Văn Được gợi mở.
Phiên họp được kết nối trực tuyến từ trụ sở UBND TP.Hồ Chí Minh tới điểm cầu 168 xã, phường, đặc khu của TP.Hồ Chí Minh
Chủ tịch
UBND TP.Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh việc thực hiện quy hoạch TP.Hồ Chí Minh tới
đây cần thực hiện ở góc nhìn rộng hơn, tâm thế mới, dư địa mới, tầm nhìn chiến
lược mới. Từ đó, phấn đấu đưa TP.Hồ Chí Minh vào top 100 thành phố đáng sống nhất
thế giới.
Chủ tịch
Nguyễn Văn Được chia sẻ việc làm mới lại quy hoạch ở góc độ TP.Hồ Chí Minh mới
cần tận dụng tối đa lợi thế của 3 địa phương- 3 địa phương đi đầu trong cả nước-
cắt gọt những giao thoa, chồng lấn trước đây, phát huy những điểm mạnh…
Chủ tịch
UBND TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được cũng phát động đợt thi đua 100 ngày chào mừng
Đại hội Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh sắp tới, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ để đưa
Thành phố phát triển xứng tầm, trở thành thành phố đáng sống trong Top 100
thành phố của thế giới.
Kinh tế
TP.Hồ Chí Minh tăng trưởng khá, có nhiều điểm sáng
Báo cáo
tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 cho thấy, tình hình sản xuất
công nghiệp, hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố đều tăng trưởng. Theo
đó Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố (GRDP) 6 tháng đầu
năm 2025 ước tính tăng 7.82% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản tăng 0.65%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6.70%;
khu vực dịch vụ đóng góp lớn nhất vào mức tăng GRDP, tăng 8.58% và thuế sản phẩm
trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6.11%; thu ngân sách ước 322 ngàn tỷ, đạt hơn 62% dự
toán, tăng 20.4% so với cùng kỳ.
Tốc độ
tăng trưởng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 6 tháng đầu năm chỉ tăng 2.61%; tổng mức bán
lẻ hàng hóa tăng 13.9%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước tăng 36.5% so với cùng
kỳ; thu hút vốn FDI đạt 1.3 tỷ USD; thu ngân sách ước 48 ngàn tỷ đồng, đạt hơn
47% dự toán, giảm 13% so với cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 9.35 ngàn tỷ,
tỷ lệ trên 39%.
Tốc độ
tăng trưởng tỉnh Bình Dương tiếp tục duy trì đà phát triển ổn định với nhiều kết
quả tích cực; (GRDP) 6 tháng đầu năm tăng 8.3%; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng
18%; xuất khẩu ước tăng 13.9%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước tăng 12.5% so với
cùng kỳ; thu hút vốn FDI đạt 0.9 tỷ USD (tăng gấp 2.5 so với cùng kỳ năm 2024);
thu ngân sách ước 44.8 ngàn tỷ, đạt hơn 62% dự toán, tăng 26% so với cùng kỳ.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt 4.3 ngàn tỷ, tỷ lệ 15%.
Nếu tính
theo TP.Hồ Chí Minh (mới), tăng trưởng ước đạt 7.4%. Tính chung tổng mức bán lẻ
hàng hoá và doanh thu dịch vụ Thành phố mới tăng 16.2%; tổng thu hút vốn FDI 03
địa phương đạt hơn 5.2 tỷ USD; thu ngân sách Thành phố mới ước đạt 415 ngàn tỷ
đồng, đạt 60% dự toán; giải ngân vốn đầu tư công Thành phố mới ước 46,800 tỷ đồng,
đạt 32.1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Bước qua
tháng 6, hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn diễn ra sôi nổi với nhiều
chương trình được thực hiện nhằm kích cầu tiêu dùng, phục vụ nhu cầu vui chơi,
giải trí của người dân.
Tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng dự ước tăng trưởng ước đạt
654,279 tỷ đồng, tăng 15.8% so với cùng kỳ.
Hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa của Thành phố: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 31.6 tỷ USD
tăng 13.3% (cùng kỳ tăng 13.1%), kim ngạch nhập khẩu ước đạt 24.9 tỷ USD, tăng
13.2% so với năm 2024 (cùng kỳ tăng 4.6%).
Tổng thu
du lịch ước đạt 117,937 tỷ đồng, tăng 27.3% so với cùng kỳ 2024; khách quốc tế
đến TP. Hồ Chí Minh đạt 3,856,534 lượt, tăng 44%; khách du lịch nội địa đạt
18,333,609 lượt, tăng 7%. Du lịch Thành phố tiếp tục phục hồi mạnh mẽ và tăng
trưởng ổn định. Thành phố duy trì vị thế là trung tâm du lịch lớn của cả nước,
đóng vai trò đầu tàu thu hút khách quốc tế và nội địa.
Chỉ số sản
xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng năm 2025 ước tăng 8.6% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng
5.6%); trong đó 04 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm ước tăng 8.75% (cùng kỳ
tăng 5.0%). Sản xuất công nghiệp vẫn duy trì mức tăng ổn định cho thấy sự phục
hồi và phát triển bền vững của công nghiệp Thành phố.
Về tổng
thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, Thành phố đạt 321,892 tỷ đồng, bằng 61.89%
dự toán, tăng 20.38% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt hơn 256,779 tỷ đồng
(tăng 24.42%), thu từ xuất nhập khẩu hơn 65,020 tỷ đồng (tăng 6.58%).
Theo số liệu
của Kho bạc Nhà nước khu vực II, đến hết ngày 30/6, tổng số vốn Thành phố đã giải
ngân là 31,716 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 37.1%, trong đó: vốn ngân sách trung ương giải
ngân là 2,762 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 60%, vốn ngân sách địa phương giải ngân là
28,954 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 35.8%. Kết quả nêu trên vượt 10% so với kế hoạch đã đề
ra theo Kế hoạch giải ngân số 1451/KH-UBND của Thành phố (tỷ lệ 27%), có thể nhận
định là tích cực so với cùng kỳ năm 2024, cao hơn cả về giá trị tuyệt đối và cả
về tỷ lệ, thể hiện sự nỗ lực của các cấp chính quyền Thành phố trong thực hiện
công tác giải ngân vốn đầu tư công các tháng đầu năm 2025.
Công tác đảm
bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân được các ngành, các cấp chú trọng
quan tâm. Công tác chăm sóc sức khỏe và y tế, giáo dục được chú trọng triển
khai. Các hoạt động xây dựng kinh tế số, xã hội số tiếp tục được củng cố và
tăng cường. Hoạt động đối ngoại được tổ chức hiệu quả với các hoạt động gặp gỡ,
tiếp đón quốc tế. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được thực hiện
nghiêm, giảm được thiệt hại do cháy nổ, tai nạn giao thông…
Tại phiên
họp, các đại biểu tập trung phân tích, bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
trong tháng 7 và giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 Trong đó thảo luận
nhiều nội dung như: Các định hướng, giải pháp phát triển TP.Hồ Chí Minh mới sau
sắp xếp, sáp nhập; Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; Chính
sách hỗ trợ phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực, nhóm sản phẩm công
nghiệp tiềm năng của Thành phố; Giải pháp phát triển thương mại, dịch vụ của
Thành phố mới. Kế hoạch xây dựng Chiến lược phát triển TP.Hồ Chí Minh mới; Chuyển
đổi mô hình các khu công nghiệp, khu chế xuất theo hướng phát triển công nghệ
cao, sáng tạo; đề ra chỉ tiêu thu hút đầu tư trong 6 tháng cuối năm 2025; Giải
pháp phát triển hạ tầng số TP.Hồ Chí Minh mới đảm bảo kết nối, đồng bộ, thông
suốt, hiện đại gắn với việc triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW. Công tác quy hoạch,
đầu tư hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ và việc triển khai Đề án Phát triển hệ
thống đường sắt đô thị Thành phố; Dự án giao thông trọng điểm; Giải pháp phát
triển nhà ở đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nhà ở xã hội; di
dời, cải tạo nhà ven kênh rạch trên địa bàn Thành phố; Các giải pháp phát triển
du lịch TP.Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Theo Fili