Mới đây, Trung Quốc tổ chức kỳ họp "Lưỡng hội" – 1 trong số các sự kiện chính trị quan trọng nhất năm của Trung Quốc, đặt ra ưu tiên chính sách cho nước này trong loạt lĩnh vực từ kinh tế, ngoại giao, quân đội đến phát triển xã hội. Chia sẻ bên lề hội nghị, Huang Qunhui - Viện trưởng Viện Kinh tế, đơn vị thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và là thành viên thuộc tổ tư vấn chính sách - cơ quan cố vấn chính trị Trung Quốc (nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14), đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tận dụng đổi mới công nghệ và trí tuệ dựa trên dữ liệu nhằm hiện đại hóa hệ thống công nghiệp và trao quyền cho các doanh nghiệp hiện có.

Chiến lược này bao gồm việc thiết lập một hệ thống công nghiệp hiện đại thông qua đổi mới khoa học và công nghệ, đồng thời củng cố vai trò chủ đạo của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy đổi mới.

Ông Huang chia sẻ: “Sự phát triển của lực lượng sản xuất mới có chất lượng không chỉ bao gồm việc thúc đẩy các ngành công nghiệp mới và động lực mới với các công nghệ đột phá và tiên tiến mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp định hướng tương lai và các ngành công nghiệp mới nổi mang tính chiến lược”.

Các ngành công nghiệp mới nổi mang tính chiến lược và các ngành định hướng tương lai chủ yếu bao gồm năng lượng mới, thiết bị cao cấp, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và robot hình người.

Tầm nhìn này phù hợp với cam kết của Trung Quốc, được nêu trong Báo cáo công tác của Chính phủ năm nay, nhằm ưu tiên xây dựng hệ thống công nghiệp hiện đại và đẩy nhanh việc phát triển lực lượng sản xuất mới có chất lượng.

Thuật ngữ “lực lượng sản xuất chất lượng mới” - khái niệm được Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra lần đầu tiên vào tháng 9/2023, mô tả các biện pháp thúc đẩy các ngành công nghiệp chiến lược, bao gồm trí tuệ nhân tạo.

Ông Huang cho biết: “Làm thế nào để tận dụng công nghệ cao hoặc các yếu tố của lực lượng sản xuất chất lượng mới để tạo điều kiện chuyển đổi và nâng cấp sâu sắc các ngành công nghiệp truyền thống là rất quan trọng, là cơ sở để cải thiện cơ cấu kiến ​​thức của người lao động tham gia vào các ngành công nghiệp truyền thống”.

Ông Huang nhấn mạnh: “Doanh nghiệp và người lao động của mình cần làm chủ các công nghệ thông minh, kỹ thuật số và xanh thông qua giáo dục và đào tạo kỹ thuật”.

Ông cho biết các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là những người đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi, đòi hỏi phải tiếp cận các nguồn đổi mới công nghệ và hỗ trợ vốn. Ông Huang kêu gọi nỗ lực kích thích tinh thần đổi mới của các doanh nhân và khuyến khích tăng cường đầu tư vào nghiên cứu cơ bản.

Theo cơ quan quản lý kinh tế hàng đầu Trung Quốc cho biết trong cuộc họp báo được tổ chức hôm thứ 4 vừa qua cho biết, năm 2024 Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% và muc tiêu này là khả thi, có thể đạt được thông qua những nỗ lực tăng cường và được đặt ra sau khi chính phủ đã xem xét toàn diện và cân đối nhu cầu hiện tại và dài hạn.

Wang Qing - nhà kinh tế trưởng về phân tích kinh tế vĩ mô tại Golden Credit Rating International, cho biết việc đạt mức tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay có nghĩa là động lực tăng trưởng kinh tế sẽ mạnh hơn năm ngoái do cơ sở so sánh cao hơn.

Ông Wang Qing cho biết việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình cao khoảng 5% sẽ không chỉ đảm bảo sinh kế và việc làm cho người dân, duy trì ổn định tài chính và giảm bớt rủi ro nợ công mà còn giúp tạo môi trường thuận lợi để đẩy nhanh xây dựng hệ thống công nghiệp hiện đại, chất lượng cao cho kinh tế Trung Quốc trong trung và dài hạn.

Theo CND