Bài toán nguyên,
phụ liệu cao cấp đang nhập khẩu
Theo Hiệp
hội Da giày-Túi xách Việt Nam (LEFASO), xuất khẩu da giày Việt Nam ước đạt kim
ngạch xuất khẩu 27 tỷ USD năm 2023, tăng khoảng 10% so với năm ngoái. Tuy nhiên
hiện nay, một lượng nguyên liệu lớn cho ngành vẫn phải nhập khẩu.
“10 năm
trước đây, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm da giày chỉ đạt 40%, hiện mức trung bình
tăng lên 55%, cá biệt có những mặt hàng như giày thể thao, chúng ta chủ động 70
- 80%, giày vải chủ động gần như 100% nguyên phụ liệu trong nước”- lãnh đạo
LEFASO đánh giá.
Để ngành
da giày đủ khả năng xây dựng chuỗi sản xuất khép kín, chính sách hỗ trợ đó cần
tập trung ưu đãi cho doanh nghiệp nội.
Để ngành da giày đủ khả năng xây dựng chuỗi sản xuất khép kín, chính
sách hỗ trợ đó cần tập trung ưu đãi cho doanh nghiệp nội.
Toàn ngành
có 129 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nguyên, phụ liệu, nhưng chỉ có khoảng
20 doanh nghiệp trong nước đủ sức cung ứng nguồn nguyên liệu cao cấp, khiến cho
các nhà sản xuất da, giày khó chủ động được đơn hàng và nguồn nguyên liệu.
Chia sẻ về
thực tế trên, ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch thường trực Hội da giày TP.Hồ
Chí Minh cho biết, công nghiệp hỗ trợ ngành da giày đã được đề cập rất nhiều
năm nhưng chưa đạt được sự mong mỏi của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà sản xuất…
và cần có thêm một lộ trình dài hơi.
Nhiều
chuyên gia nhận định, ngành da giày Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ
các hiệp định thương mại, nhưng việc có thể tận dụng được hay không thì cần phải
phát triển công nghiệp hỗ trợ, nguyên phụ liệu trong nước.
Tại thời
điểm này, một lượng nguyên liệu lớn cho ngành da giày vẫn phải nhập khẩu. Đáng
chú ý, nguyên phụ liệu da giày chỉ mới tập trung cho dòng sản phẩm trung bình
và trung bình khá, còn lại vẫn phải nhập khẩu khiến giá trị gia tăng của ngành
đạt được không cao. Hàng năm, một số doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu các phụ liệu
như: Da thuộc, vải kỹ thuật, phụ kiện làm khuôn, đế, chất dẻo, keo dán, hóa chất…
Giải pháp
trung và dài hạn
Theo nhận
định của các chuyên gia, ngành da giày Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn
từ các hiệp định thương mại, nhưng việc có thể tận dụng được hay không thì cần
phải phát triển công nghiệp hỗ trợ, nguyên phụ liệu trong nước.
LEFASO
cũng chỉ ra rằng, thời gian sắp tới, ngành da giày Việt Nam tham gia sản xuất
nhiều dòng giày thuộc phân khúc cao cấp hơn, do đó đầu tư phát triển nguyên phụ
liệu, doanh nghiệp trong nước cần tập trung vào công nghệ mới và chất lượng
cao. Để đáp ứng các điều kiện đó thì doanh nghiệp cũng phải cải tiến, đổi mới
chất lượng nhân lực, cũng như hệ thống cơ sở sản xuất, đặc biệt là sử dụng năng
lượng sạch, công nghệ xanh mới đáp ứng được tiêu chuẩn của EU.
Đối với
ngành da giày, chuyển dịch từ sản xuất sản phẩm truyền thống sang sản xuất các
sản phẩm trung và cao cấp, các loại giầy da, túi xách thông dụng và thời trang.
Đối với các sản phẩm phục vụ nhu cầu nội địa, tập trung mạnh hơn vào phát triển
mẫu mốt thời trang, nghiên cứu ứng dụng nguyên liệu mới, quan tâm tới nghiên cứu
nhu cầu thị trường.
Việt Nam đặt
mục tiêu phát triển nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành da giày, đáp ứng
mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ cung cấp trong nước của công nghiệp hỗ trợ ngành
da giày đạt 75 - 80%, với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ sản xuất
xuất khẩu.
Đứng trước
mục tiêu phát triển nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành da giày, Việt Nam
cần có sự đồng bộ cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư từ những tập
đoàn đa quốc gia; kết nối doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng
nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngành da giày hiện
nay theo xu hướng thời trang thay đổi liên tục, do đó cần phát triển công nghiệp
hỗ trợ da giày phù hợp với xu hướng.
Bên cạnh
đó, cần tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da giày, cần có
sự đồng bộ cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư từ những tập đoàn đa quốc
gia; kết nối doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu
cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo Duy Anh - BCT