Nội dung
trên nêu tại tờ trình Chính phủ gửi Quốc hội về kết quả thực hiện giảm 2% thuế
giá trị gia tăng (VAT). Chính phủ cho biết để phù hợp với tình hình, điều kiện
thực tế, các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã ban hành
năm 2023.
Theo Chính
phủ, cơ quan quản lý cần nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về thuế, phí, lệ
phí và tiền thuê đất trong năm nay.
Trong đó,
tiếp tục xem xét giảm thuế VAT 2%, gia hạn một số loại thuế, giảm mức thu các
khoản phí, lệ phí và giảm tiền thuê đất như đã áp dụng trong năm ngoái là cần
thiết, để tiếp tục gỡ khó, hỗ trợ doanh nghiệp.
Do đó,
Chính phủ trình Quốc hội xem xét cho tiếp tục giảm 2% thuế VAT với một số nhóm
hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất 10%. Thời gian áp dụng từ 1/7 đến hết
31/12, kéo dài 6 tháng so với quyết định chốt cuối năm ngoái của Quốc hội.
Chính phủ
đánh giá việc áp dụng giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm sẽ làm hụt thu ngân
sách 24.000 tỷ đồng (tương đương 4.000 tỷ đồng mỗi tháng).
Theo báo
cáo của Chính phủ, 6 tháng đầu năm, việc giảm thuế này khiến thu ngân sách hụt
23.488 tỷ đồng. Như vậy, tổng nguồn thu giảm trong cả năm dự kiến 47.488 tỷ đồng.
Ở thời điểm
bùng phát, chính sách giảm thuế này được đưa ra để kích cầu, hỗ trợ người dân,
nhưng cũng khiến ngân sách bị giảm thu.
Trước đó,
giai đoạn năm 2020-2023, các giải pháp tài chính để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
kinh doanh lên tới 700.000 tỷ đồng. Từ đầu năm nay, con số thực hiện khoảng
68.000 tỷ đồng.
"Các
giải pháp và chính sách tài chính tác động tích cực, hỗ trợ doanh nghiệp và người
dân", Chính phủ cho biết, thêm rằng việc này giúp ổn định sản xuất kinh
doanh, đời sống người dân, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thuận lợi cho phục
hồi và tăng trưởng kinh tế.
Theo VNE