Trong tổng
vốn đăng ký, vốn đầu tư mới và góp vốn, mua cổ phần đã tăng trở lại so với cùng
kỳ. Cụ thể, có 750 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng
vốn đăng ký đạt hơn 4,1 tỷ USD, tăng 65,2% về số dự án và tăng 11,1% về số vốn
so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh
đó, có 386 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với vốn đầu tư tăng thêm đạt
1,66 tỷ USD, tăng 19,5% về số dự án và giảm 68,6% về số vốn so với cùng kỳ.
Từ đầu năm
đến nay, có 1.044 giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với
tổng giá trị vốn góp đạt hơn 3,1 tỷ USD, tăng 1,8% về số lượng và tăng 70,4% về
số vốn so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà đầu
tư FDI đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong
đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 5,1
tỷ USD, chiếm 57,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành tài chính, ngân hàng đứng thứ
hai với tổng vốn đầu tư hơn 1,5 tỷ USD, chiếm hơn 17% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Các ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với số vốn đăng ký gần 972 triệu
USD.
77 quốc
gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm. Singapore dẫn
đầu với tổng vốn đầu tư gần 2,2 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ 2 với gần 2 tỷ USD.
Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 752 triệu USD.
Trong khi
đó, vốn đầu tư mới của tháng 4 đã tăng trở lại sau khi giảm nhẹ trong quý
I/2023. Số dự án đầu tư mới cũng tiếp tục tăng so với cùng kỳ và tăng mạnh so với
mức tăng của 3 tháng (62,1%).
Ngoài ra,
dù vốn đầu tư điều chỉnh vẫn giảm so với cùng kỳ, nhưng số lượt dự án điều chỉnh
vốn cũng tăng mạnh hơn, khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu
tư của Việt Nam và tiếp tục đưa ra các quyết định mở rộng dự án hiện hữu.