Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), quy mô thị trường cá rô phi toàn cầu đạt 10,6 tỷ USD năm 2024, dự báo 14,5 tỷ USD vào 2033 (CAGR 3,52%). Sản lượng cá rô phi toàn cầu đạt khoảng 7 triệu tấn trong năm 2024, và dự kiến 7,3 triệu tấn năm 2025. Tầm nhìn đến năm 2033, giá trị thị trường cá rô phi dự kiến đạt 14,5 tỷ USD.

Năm 2024, XK cá rô phi đạt 41 triệu USD, tăng 138% so với năm 2023. Trong đó, XK cá điêu hồng đạt 13 triệu USD, tăng 20% so với năm trước đó; XK cá rô phi đạt 28 triệu USD, tăng 348% so với năm 2023.

Năm 2024, XK cá rô phi Việt Nam sang Mỹ năm 2024 đạt 19 triệu USD, tăng 572%; XK sang EU đạt 4 triệu USD, giảm 8%; XK sang Hàn Quốc đạt hơn 2 triệu USD, giảm 9%; XK sang Trung Đông đạt gần 2 triệu USD, tăng 60%; XK sang ASEAN đạt hơn 1 triệu USD, giảm 33%; XK sang Nhật Bản đạt 992 nghìn USD, tăng gấp đôi so với năm 2023.

Việt Nam được biết đến là quê hương của cá tra - một loài cá thịt trắng có những điểm tương đồng với cá rô phi, là quốc gia XK cá tra lớn nhất thế giới và cả hai loài cá này đều được nuôi và sinh trưởng trong cùng môi trường với điều kiện thuận lợi. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới (27-32°C), diện tích mặt nước lớn (3.300 ha tại ĐBSCL), lý tưởng cho nuôi cá rô phi với chu kỳ ngắn (5-6 tháng, 600-800g/con) với chi phí thấp, công nghệ bể bạt tăng năng suất, giảm dịch bệnh.

Trong khi đó, nhu cầu thị trường ngày càng tăng khi tiêu thụ cá rô phi toàn cầu tăng 13%/năm, dự kiến đạt 20 tỷ USD vào 2030. Riêng Mỹ NK khoảng 200.000 tấn/năm. Cá rô phi Việt Nam rất được ưa chuộng ở EU - thị trường cần đáp ứng các điều kiện khắt khe để NK vào, từ đó mở cơ hội XK.

Ngoài ra, việc Trung Quốc suy giảm nguồn cung cá rô phi và phải chịu mức thuế quan cao cũng gián tiếp tạo cơ hội cho Việt Nam và các nước khác. Thuế Mỹ áp lên Trung Quốc là 54% trong năm 2025 làm giảm nguồn cung, giúp Việt Nam tăng thị phần. Dự kiến, năm 2025, XK cá rô phi sang Mỹ sẽ đạt 12 triệu 2025. RCEP giảm thuế vào Trung Quốc (0% từ 2025).

Quý 1/2025, tổng XK cá rô phi đạt gần 14 triệu USD, tăng 131%. Trong đó, XK sang Mỹ đạt hơn 6 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 46% tỷ trọng, là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá rô phi Việt Nam; XK sang Nga đạt gần 1,8 triệu USD, chiếm 13% tỷ trọng; XK sang Bỉ đạt hơn 700 nghìn USD, chiếm 5% so với cùng kỳ,...

Cục Thủy sản và Kiểm ngư đã xác định cá rô phi là một trong những đối tượng nuôi tiềm năng để đa dạng hóa ngành thủy sản, giảm phụ thuộc vào tôm và cá tra. Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản, nhấn mạnh rằng việc duy trì nguồn nguyên liệu ổn định là yếu tố then chốt, đặc biệt khi cá rô phi cần 5-6 tháng để đạt trọng lượng thương phẩm (600-800g/con). Trong quý 2/2025, Cục sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để phát triển các mô hình nuôi cải tiến, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, tăng tỷ lệ sống và tối ưu hóa chi phí sản xuất.

Cục cũng khuyến khích mở rộng diện tích nuôi cá rô phi tại các vùng có điều kiện thuận lợi, như miền Bắc, nơi loài cá này đang có nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Theo báo cáo, năm 2024, Việt Nam có khoảng 30.000 ha diện tích nuôi cá rô phi, sản lượng đạt 300.000 tấn, với sản xuất giống đạt 1,09 tỷ con. Mục tiêu đến năm 2030 là mở rộng diện tích nuôi lên 40.000 ha, sản lượng đạt 400.000 tấn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng.

Cục Thủy sản và Kiểm ngư đánh giá, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển cá rô phi, từ khí hậu nhiệt đới (27-32°C) lý tưởng đến diện tích mặt nước lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long (3.300 ha). Công nghệ bể bạt và hệ thống RAS giúp tăng năng suất, giảm dịch bệnh, trong khi chi phí sản xuất thấp mang lại lợi thế cạnh tranh. Các hiệp định thương mại như RCEP (giảm thuế vào Trung Quốc về 0% từ 2025) cũng mở ra cơ hội lớn để thâm nhập thị trường châu Á.

Tuy nhiên, ngành cá rô phi Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức. Giống và dịch bệnh có thể coi là một trong những thách thức lớn nhất của ngành cá rô phi Việt Nam. Lai cận huyết làm cá sinh trưởng chậm, tỷ lệ fillet thấp chỉ khoảng 33%. Virus TiLV giảm 15% sản lượng. Tháng 2/2024, Brazil chính thức cấm NK cá rô phi Việt Nam vì virus này. Thức ăn cho cá phụ thuộc vào nguồn NK, chưa chủ động hoàn toàn trong chuỗi cung ứng để đáp ứng ao nuôi.

Các vấn đề về thuế quan và tiêu chuẩn như Mỹ áp thuế 10-46% trong năm 2025. Các yêu cầu tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm (FDA), truy xuất nguồn gốc, và lao động bền vững. Ngoài ra, việc cạnh tranh quốc tế với các nhà cung cấp khác như Brazil, tăng XK sang Mỹ 79% trong năm 2024, giá thấp chỉ khoảng 3 USD/kg; hay Trung Quốc, vốn đã NK ít từ Việt Nam, vẫn không ngừng cải thiện sản xuất, giảm NK.

Chuỗi cung ứng cá rô phi Việt Nam còn yếu, liên kết lỏng lẻo, giá thu mua dao động 45.000-51.000 đồng/kg, thiếu nhà máy đạt chuẩn, chi phí logistics tăng 12% do chiến tranh thương mại.

Để vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội, VASEP cho rằng DN Việt nên cải tiến sản xuất, đầu tư nghiên cứu giống chất lượng cao, kháng bệnh tốt, nghiên cứu giống GIFT, kháng TiLV; mở rộng RAS, bể bạt; hợp tác với các DN thức ăn để tự chủ thức ăn trong nước (giảm 15% chi phí).

Ngoài ra, cần chú trọng nâng cao chế biến bằng việc đầu tư dây chuyền fillet tự động, sản phẩm GTGT (hun khói, snack); khuyến khích nuôi đạt chứng nhận ASC, BAP, minh bạch hóa chuỗi cung ứng, sử dụng blockchain để truy xuất nguồn gốc.

Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đàm phán miễn thuế Mỹ (4-7/2025); tham gia các hội chợ quốc tế tại các thị trường. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nhắm vào thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Đông; phát triển sản phẩm GTGT; xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ giữa các bên.

Chính phủ cũng cần có những chính sách hỗ trợ DN XK trong các vấn đề về quỹ thuê đất, miễn thuế thu nhập DN, quỹ bảo hiểm, phòng vệ thương mại chống kiện bán phá giá, đào tạo kỹ thuật, hỗ trợ vốn.