Các lý thuyết về địa lý, triết học và y học theo thời
gian, hoàn cảnh mà một người sống có ảnh hưởng đến số phận của người đó. Trong
thế giới siêu hình, những thay đổi về thời gian, không gian được coi là những
thay đổi về sinh lực, năng lượng của một người.
Thời gian và nơi sinh đại diện cho thiên can, địa chi,
ngũ hành trong tự nhiên. Và những điều này sẽ phản ánh trong các khía cạnh khác
nhau của một đời người: Tính cách, sức khoẻ và sự giàu có. Siêu hình cũng tin
vào những mối liên hệ tinh tế và quan hệ nhân quả giữa con người và vũ trụ.
Tuy nhiên, trong xã hội đương đại, hầu hết mọi người đều
tin vào các lý thuyết khoa học và người ta tin rằng các kết luận trong siêu
hình không đáng tin cậy. Đây là một phỏng đoán chủ quan, độ chính xác không
cao.
Tuy nhiên, Đại học Harvard lại đưa ra một kết quả khảo
sát khác. Các nhà khoa học cho biết rằng, tháng sinh của trẻ thực sự liên quan
đến chỉ số IQ của trẻ.
Các khảo sát tiếp theo cho thấy những đứa trẻ sinh từ tháng 8 đến tháng 1 nặng hơn 210 gram và cao hơn 0,19 cm so với những đứa trẻ sinh từ tháng 2 đến tháng 7. Điểm chỉ số thông minh cao hơn 0 – 6 điểm so với trẻ sinh vào tháng 2 -7. Trong đó, trẻ sinh vào tháng 10, 11 và 12 về cơ bản rất thông minh.
Điều này là do yếu tố mùa vụ sẽ ảnh hưởng đến một loạt thay đổi như nhiệt độ, ánh sáng, lượng dinh dưỡng cơ thể mẹ nạp vào. Những yếu tố này có thể dẫn đến thay đổi trong quá trình phát triển của não bộ thai nhi, từ đó ảnh hưởng đến chỉ số IQ.
Mặc dù công bố này có vẻ hợp lý nhưng đã có nhiều ý kiến phản đối. Họ cho rằng nhiều người thành đạt không sinh vào mùa đông, cụ thể là không sinh vào tháng 10, 11 và 12. Nhà bác học Eisstein sinh vào tháng 3, nhà Toán học Leonhard Euler sinh vào tháng 4. Cả 2 người đều có chỉ số IQ, đạt thành tích xuất sắc nhưng không có tháng sinh vào mùa đông.
Vì vậy, yếu tố mùa vụ không thể quyết định hoàn toàn chỉ số IQ của một người. Một loạt các yếu tố khác, bao gồm: Môi trường, gen di truyền, phương pháp giáo dục,… cũng đóng một vai trò quan trọng. Chỉ số IQ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vì thế, khi trau dồi trí thông minh của một người, chúng ta cần tập trung vào việc phát triển khả năng nhận thức, quan sát và tư duy toàn diện.
Lý thuyết khoa học về phát triển trí tuệ cho trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ cho thấy, não bộ thể hiện trạng thái phát triển nhanh chóng
trong vài năm đầu đời. Thời kỳ này còn được gọi là thời hoàng kim, khối lượng
não bộ tăng gấp đôi trong năm đầu tiên. Nó có thể đạt khoảng 80% so với người
trưởng thành trong năm thứ ba.
Cung cấp các phươg pháp phát triển trí tuệ phù hợp cho
trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể đặt nền móng vững chắc cho cuộc sống tương lai của
trẻ.
1. Đừng ngăn cản hành động của trẻ
Não bộ của trẻ em phát triển rất nhanh trong thời thơ ấu.
Và một số bậc phụ huynh không muốn trẻ hoạt động thể chất bởi lo lắng trẻ bị tổn
thương. Trên thực tế, trẻ sẽ nhận biết thế giới thông qua xúc giác và vị giác.
Nếu cha mẹ ngăn cản hành động của trẻ sẽ cản trở sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Hoạt động thể chất thực sự giúp kích thích sự phát triển
của não bộ, mặc dù trẻ có thể bị ngã, bị va đập trong quá trình khám phá. Nhưng
chúng ta nên để trẻ thử, đừng ngăn trẻ khám phá, miễn là không liên quan đến an
toàn bản thân.
Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường này sẽ có trí
thông minh và có khả năng sáng tạo vượt trội.
2. Khích lệ trẻ không ngừng tưởng tượng, sáng tạo
Nhà bác học Eistein từng nói, trí tưởng tượng quan trọng
hơn kiến thức. Và ông khuyến khích các bậc phụ huynh nên để trẻ sử dụng trí tưởng
tượng của chúng một cách hiệu quả để cải thiện chỉ số IQ.
Mặc dù hầu hết người lớn đều có một khái niệm nhất định về thế giới nhưng chúng ta phải suy nghĩ vượt trội để thúc đẩy sự phát triển trong tương lai của trẻ. Cốt lõi của cạnh tranh xã hội trong khoa học và công nghệ là sự sáng tạo được tạo bởi trí tưởng tượng. Đó là yếu tố then chốt cho thành tựu cá nhân trong xã hội tương lai và chúng ta không thể bỏ qua giá trị của nó.
3. Phát triển kỹ năng quan sát
Khi trẻ đã có hiểu biết cơ bản về thế giới, cha mẹ có
thể bắt đầu rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ. Trau dồi kỹ năng quan sát có thể
cải thiện chỉ số IQ của trẻ.
Khi Darwin thành lập thuyết tiến hoá sinh học, ông nói
rằng thuyết này không phải do ông nghĩ ra, cũng không phải ông nghĩ ra được.
Nhưng nhìn bằng đôi mắt của mình, khả năng quan sát của Darwin đã khám phá ra
những bí ẩn về nguồn gốc loài người. Ông chỉ ra rằng, những người có chỉ số IQ
cao thực tế có óc quan sát. Điều này thường được tích luỹ dần trong quá trình
tăng trưởng và cha mẹ có thể trau dồi một cách có ý thức và tối ưu hoá các kỹ
năng quan sát của mình.
PNS