Cụ thể, giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 3,000 đồng/kg, đạt 131,000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Lâm Đồng cũng tăng 3,200 đồng/kg, đạt 130,700 đồng/kg.
Tương tự, giá cà phê tại Gia Lai tăng 3,100 đồng/kg, đạt 131,000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông có mức giá cao nhất khi tăng 3,300 đồng/kg, đạt
131,500 đồng/kg.
Cơn sốt giá cà phê được cho là diễn biến bất ngờ bắt nguồn từ sự gia tăng
thu mua mạnh mẽ của thị trường Trung Quốc. Gần đây, Luckin Coffee, một hãng cà
phê lớn của Trung Quốc, đã ký thỏa thuận với các nhà cung cấp Brazil để mua
240.000 tấn cà phê mỗi năm trong giai đoạn từ 2025 đến 2029. Đây là kế hoạch
thu mua hạt cà phê lớn nhất trong lịch sử của Luckin Coffee, tạo áp lực lớn lên
nguồn cung toàn cầu và đẩy giá cà phê tăng cao.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê
Robusta tại London giao tháng 11/2024 giảm 94 USD/tấn, ở mức 5,471 USD/tấn,
giao tháng 1/2025 giảm 89 USD/tấn, ở mức 5,439 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica giao tháng 12/2024 giảm 1,20 cent/lb, ở mức 321,85
cent/lb, giao tháng 3/2025 giảm 1,35 cent/lb, ở mức 319,35 cent/lb.
Mặc dù sàn New York đã tạm nghỉ giao dịch trong kỳ lễ Tạ ơn của Mỹ, nhưng
trước đó giá cà phê arabica đã có chuỗi 7 phiên tăng liên tiếp, đạt mức cao nhất
trong gần 50 năm.
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, giá cà phê robusta và arabica hiện
đang ở mức cao nhất từ trước đến nay. Chênh lệch giá giữa hai loại cà phê này đạt
khoảng 1.500 USD/tấn. Đặc biệt, giá cà phê arabica trên sàn New York tăng mạnh
đã kéo theo sự gia tăng giá của cà phê robusta trên thị trường.
Nhà phân tích Carlos
Mera của Rabobank nhận định rằng bên cạnh các yếu tố địa chính trị, sự tăng giá
này còn bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về sản lượng cà phê Brazil trong vụ mùa
2025/26 và các thách thức liên quan đến vận chuyển và logistics. Những yếu tố
này tiếp tục củng cố đà tăng của giá cà phê trên toàn cầu.