Tại 6 bang Iowa, Nam Dakota, Bắc
Dakota, Missouri, Texas và Tennessee, hơn một nửa số sữa bột dành cho trẻ em đã
bị bán hết sạch trong tuần cuối của tháng 4. Còn trên cấp độ liên bang, đã có khoảng 26 bang của Mỹ gặp
khó vì không đủ sữa bột đáp ứng nhu cầu.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân
chính của tình trạng trên là do đứt gãy chuỗi cung ứng cũng như lạm phát quá
cao đang khiến ngành sản xuất tiêu dùng tại Mỹ gặp nhiều khó khăn.
Sự khan hiếm sữa công thức tại Mỹ
không phải là một vấn đề mới,
mà đã diễn ra trong âm thầm từ những tháng cuoois năm 2021, và trở nên đỉnh điểm
kể từ thời điểm tháng 5/2022.
Thị trường sữa công thức trẻ em
trị giá 4 tỷ USD mỗi năm của Mỹ,
chủ yếu do các doanh nghiệp trong nước nắm giữ chính và chiếm 98% tổng sản lượng,
các tên tuổi này bao gồm gồm: Abbott, Gerber và Reckitt. Chỉ khoảng 2%
là lượng sữa nhập khẩu và phải
chịu mức thuế cao. Do
đó, chỉ cần một trong số
các nhà sản xuất Mỹ xảy
ra sự cố ngay lập tức cả thị trường sẽ chịu tác động ngay lập tức.
Trước đó cuối tháng 2, nhà sản xuất
sữa công thức lớn nhất Mỹ Abbott thông báo thu hồi lô sữa bột có nguy cơ nhiễm
khuẩn đường tiêu hóa được cho
là nguyên nhân khiến thị trường thiếu hụt nguồn cung.Nhà máy tại Michigan của Abbott đã phải đóng cửa và dự báo sẽ
mất khoảng 10 tuần để điều tra và quay lại sản xuất.
Các nỗ lực của chính phủ nhằm giải quyết nguồn
cung trong ngắn hạn
Để giải quyết sự độc quyền trong
sản xuất sữa công thức trong ngắn hạn. Các nghị sĩ Mỹ đã đệ trình một dự luật
"Sửa đổi Quy định ảnh hưởng đến trẻ em Mỹ" cho phép nhập khẩu miễn
thuế sữa công thức dành cho trẻ em từ các quốc gia đáng tin cậy trong bối cảnh
Mỹ đang phải đối mặt với tình hình thiếu hụt sữa công thức trên toàn quốc.
Theo đó, sữa công thức từ một số quốc gia sẽ có thể vào Mỹ miễn thuế, trong 180 ngày sau khi dự luật trở thành luật. Các nước dự kiến được miễn thuế gồm: Australia, Israel, Nhật Bản, New Zealand, Thụy Sỹ, Nam Phi, Anh và các thành viên của Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 22/5, khoảng 35 tấn sữa bột trẻ em
từ châu Âu đã được vận chuyển thành công đến Mỹ. Lượng sữa bột này trước mắt sẽ
đáp ứng khoảng 15% nhu cầu trong nước. Lô hàng này là một phần của chiến dịch
"Không vận" sữa công thức, chương trình mới của chính quyền Tổng thống
Joe Biden nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt sữa công thức trẻ em đang xảy ra
tại Mỹ.
Nhà lãnh đạo nước Mỹ trước đó đã
rất vui mừng đăng Twitter thông báo về chuyến hàng nhập khẩu, khi đang ở Nhật Bản
trong khuôn khổ chuyến công du châu Á kéo dài 5 ngày.
"Chúng tôi đang làm việc suốt
ngày đêm để đem số sữa công thức an toàn về cho tất cả người dân có nhu cầu",
Tổng thống Joe Biden cho hay.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden
cho biết thêm đang chuẩn bị vận chuyển chuyến hàng thứ 2 từ châu Âu, gồm các lô
sữa công thức cho trẻ sơ sinh của hãng Nestle đến bang Pennsylvania trong những
ngày tới.
Hàng triệu trẻ em ở Mỹ sử dụng sữa
công thức như nguồn dinh dưỡng chính, đặc biệt là những trẻ không có điều kiện
bú mẹ đầy đủ. Chi phí cho sữa bột nuôi trẻ nhỏ tại Mỹ là rất lớn - 1.000 USD (tương đương khoảng 23 triệu đồng
Việt Nam) cho năm đầu tiên. Còn loại sữa bột đặc biệt, chẳng hạn sữa dành cho
trẻ bị dị ứng, được xem là mặt hàng xa xỉ, có khi lên tới vài trăm USD/hộp.
Bên cạnh nỗ lực của Chính phủ Mỹ,
các doanh nghiệp cũng đang tập trung đẩy nhanh hoạt động sản xuất sữa công thức
Giám đốc điều hành Abbott -
Robert Ford ngày 22/5 đã xin lỗi về sự thiếu hụt nguồn cung sữa thiết yếu và hứa
sẽ khắc phục. CEO này cho
biết nhà máy sẽ mở cửa trở lại vào tuần đầu tiên của tháng 6 và sẽ mất từ 6 - 8
tuần để sản phẩm lên kệ tại các cửa hàng
Abbott hiện đang rất nỗ lực chuyển đổi dây chuyền sản xuất
dành cho người lớn tại nhà máy của hãng ở Columbus, Ohio để "ưu tiên"
sản xuất sữa công thức. Hãng này cũng đã đạt thỏa thuận với Cơ quan quản lý thực
phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ để nối lại hoạt động sản xuất tại nhà máy của
hãng ở bang Michigan.
Giám đốc điều hành Abbott cam kết
vào cuối tháng 6, Abbott sẽ cung cấp nhiều sữa công thức hơn cho người Mỹ so với
tháng 1 - thời điểm trước khi hãng tiến hành thu hồi. Ông Ford nhấn mạnh hãng
đang đầu tư đáng kể để đảm bảo điều tương tự không bao giờ xảy ra nữa.
Cuộc khủng hoảng thiếu sữa công
thức không chỉ gây khó khăn cho các gia đình có trẻ nhỏ, mà còn đang trở thành một
sức ép chính trị lớn đối với Tổng thống Joe Biden trong bối cảnh nước Mỹ đang
trong chiến dịch vận động tranh cử giữa nhiệm kỳ.
Các chuyến bay chuyển hàng có thể
phần nào tháo gỡ được khó khăn trong những ngày tới, tuy nhiên Chính phủ Mỹ sẽ
cần tiếp tục tìm kiếm giải pháp lâu dài cho tình trạng khan hiếm sữa hiện nay.
Chẳng hạn như về lâu dài, Mỹ cần có thêm nhiều nhà cung cấp sữa công thức để
tránh tình trạng một công ty đơn lẻ kiểm soát quá nhiều chuỗi cung ứng mặt hàng
thiết yếu này.
T/h